Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Hướng dẫn quy trình chăn nuôi gà thả vườn






Ảnh minh họa




I. Xây dựng chuồng trại

+ Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ dốc thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Bởi vậy, nền chuồng thường láng xi-cát hoặc lát gạch.

+ Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng phải đảm bảo đủ rộng. Chuồng nuôi gà con 10 – 12 con/m2, Chuồng nuôi gà dò 5 – 6 con/m2.

+ Mái chuồng làm bằng vật liệu khó hấp thu nhiệt để chống nóng. Mái có thể lợp bằng tole hoặc mái lá, lợp qua vách chuồng khoảng 1 m để tránh mưa, hắt làm ướt nền chuồng. Làm một mái hoặc 2 mái.

+ Tường vách chuồng: Xây cách hiên 1 – 1,5 m , vách chỉ nên xây cao 30 – 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng

+ Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, … Che cách vách tường 20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét nhất là ở giai đoạn gà nhỏ.

+ Chuồng được ngăn làm nhiều ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn thành 2 – 3 ô để dễ quản lý đàn gà nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới thép hoặc nan tre đảm bảo thông thoáng.

+ Hệ thống cống rãnh: Chuồng nuôi bắt buộc phải có hệ thống cống rãnh ngầm, đồng thời có đường thoát nước bên ngoài để tránh hiện tượng đọng nước xung quanh tường.

+ Chuồng làm cao 1,5 m, dài 2,5 m, rộng 2m. Chuồng có 1 hoặc 2 cửa cho gia cầm ra vào.

Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Paricolin 0,05% hoặc disinfecton 0,05% trước khi bắt gà về nuôi từ 7- 15 ngày.


II. Chuẩn bị vườn thả (bãi chăn)

– Bãi thả nên có cây bóng mát (trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp), có trồng cỏ xanh là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin, khoáng, là nguồn dinh dưỡng cho gà. Có thể làm lán tạm để treo thêm máng ăn (chú ý tránh mưa ướt) và máng uống cho gà trong thời gian chăn thả. Cây bóng mát trồng cách hiên chuồng nuôi 4 – 5 m, tán cây che nắng phải cao hơn chiều cao mái hiên chuồng nuôi để tăng cường thông thoáng.

– Có bãi thả gà tự do, vận động. Trên bãi thả gà có thể tìm được một số thức ăn, tắm nắng để tạo vitamin làm xương rắn chắc, sức khỏe tốt, ít bị bệnh.

– Vườn thả phải đủ diện tích cho gà vận động và kiếm thêm thức ăn. Yêu cầu diện tích bãi chăn thả tối thiểu là từ 0,5 đến 1m2/gà, bãi chăn bố trí cả hai phía (trước và sau) của chuồng nuôi và thực hiện chăn thả luân phiên, sẽ tốt hơn là sử dụng bãi chăn thả một phía. Bãi chăn bố trí chạy dọc theo chiều dài chuồng nuôi, sao cho khoảng cách từ cửa chuồng đến hàng rào không quá xa, gà dễ ra vào (đặc biệt khi gặp thời tiết bất thường xấu).

– Bãi chăn thả được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù đọng, không có rác bẩn, vật lạ ở trong bãi chăn, định kỳ thu dọn lông gà rơi vãi ở bãi chăn. Thường xuyên duy trì thảm thực vật ở bãi chăn để có môi sinh, môi trường tốt cho khu trang trại, hơn nữa còn bổ sung thêm nguồn thức ăn xanh, giàu vitamin cho gà.

– Bao xung quanh bãi chăn nên sử dụng lưới mắt cáo hoặc rào bằng phên tre,… Sao cho thông thoáng nhưng chắc chắn, chống người, thú hoang, hoặc thú nuôi xâm nhập và gà không thể vượt qua

– Bãi chăn phải thường xuyên vệ sinh và định kỳ phụ tiêu độc.

III. Chuẩn bị quây úm và phương pháp sưởi ấm gà con

– Quây gà làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng lưới thép và bên ngoài bọc bằng bạt…

– Quây úm được bố trí trong phòng úm, không nên làm gần cửa ra vào tránh gió lùa. Có thể dùng các tấm mây bồ, tôn .. có chiều cao 0,5 m, quây vòng tròn có đường kính 2,8 – 3,0 m. Một quây gà đường kính như trên nuôi được 400 gà con vào mùa hè và 500 con vào mùa đông.

– Mùa hè ngày tuổi thứ 5 thì nới rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có thề tháo bỏ quây. Mùa đông ngày tuổi thứ 7 thì nới rộng quây và cuối tuần thứ 2 – 3 thì có thể tháo bỏ quây.

– Bố trí trong quây úm: Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Chụp sưởi (làm bằng tôn dạng hình nón có đường kính rộng 60 đến 80cm, bên trong khoét 3 lỗ so le nhau để lắp bóng điện, ở nóc chụp có móc để buộc dây treo) dùng bóng điện, bóng hồng ngoại để cung cấp nhiệt sưởi, chụp sưởi có tác dụng hứng nhiệt và tập trung nhiệt để tăng khả năng cấp nhiệt cho gà, ngoài ra làm chụp sưởi sẽ không làm cho nhiệt thoát ra ngoài nên tiết kiệm được điện… chụp sưởi thường treo giữa quây gà, treo cao 40 – 50 cm so với mặt nền.

* Sưởi ấm cho gà :

Chụp sưởi đặt cách mặt nền 30 – 40 cm. Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm cho gà tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi gà. Trong quây gà và chuồng nuôi, nhiệt kế nên đặt tầm ngang lưng gà. Gà con đủ nhiệt sẽ an uống tốt, khoẻ mạnh lớn nhanh và ít bệnh; nếu gà bị thiếu nhiệt khi úm thì sẽ an uống kém, hay mắc bệnh, nhiều gà còi cọc, tỷ lệ hao hụt cao,…

Bằng cách quan sát hoạt động của gà, ta cũng có thể đánh giá được nhiệt độ có phù hợp hay không để điều chỉnh chụp sưởi cho thích hợp.

+ Khi nhiệt độ cao quá yêu cầu : Đàn gà tỏa ra xung quanh sát vòng quây, tránh xa chụp sưởi, há mỏ để thở, uống nhiều, ăn ít.

+ Khi nhiệt độ thấp dưới yêu cầu : Đàn gà quây xung quanh chụp sưởi, tụ đông lên nhau ngay dưới chụp sưởi, kêu nhiều, ăn uống ít

+ Khi nhiệt độ thấp dưới yêu cầu : Đàn gà quây xung quanh chụp sưởi, tụ

đông lên nhau ngay dưới chụp sưởi, kêu nhiều, ăn uống ít

+ Khi nhiệt độ thích hợp : Đàn gà phân bố đều trong quây, ham ăn uống,

kêu ít (yên tĩnh).

+ Nếu gà tụm lại một phía trong quây : có thể bị gió lùa, cần phát hiện và

che hướng gió.



IV. Chọn gà con

Xác định tiêu chuẩn gà con 1 ngày tuổi

– Khối lượng sơ sinh lớn (35 – 36g/con)

– Khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát, thân hình cân đối.

– Mắt tròn sáng mở to

– Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo

– Lông khô, bông tơi xốp, sạch, mọc đều

– Đuôi cánh áp sát vào thân

– Bụng thon và mềm

– Rốn khô và kín

– Đầu to cân đối, cổ dài và chắc

– Mỏ to chắc chắn, không vẹo, 2 mỏ khép kín.

V. Cho gà ăn, uống

1. Cho gà con ăn, uống

– Cho gà ăn, uống giai đoạn úm từ 0 – 3 tuần tuổi:

+ Cho gà ăn: Dùng thức ăn gà con chủng loại 1 – 21 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt. Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2 – 3 giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn. Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 8-10 lần. Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30.

+ Cho gà uống nước: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, 2 tuần đầu dùng máng cỡ 1,5-2,0 lít, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0 lít. Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch mỏng cao hơn độn lót chuồng từ 1cm đến 3cm tùy theo độ lớn của gà để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm).

– Cho gà ăn, uống giai đoạn từ 4 – 9 tuần tuổi:

+ Cho gà ăn: Dùng thức ăn gà dò chủng loại 21 – 42 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt.

Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau:

1. Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới

2. Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới

3. Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới

4. Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới

Cho gà ăn bằng máng trung P30, sau đó chuyển dần cho gà ăn bằng máng đại P50, đổ thức ăn vào máng có chiều cao bằng 1/2 của thân máng, định kỳ 2 giờ lắc máng cho thức ăn rơi xuống. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 30 con – 40 con/máng. Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 2 lần (sáng, tối) hoặc 4 lần (sáng, chiều, tối, đêm).

+ Cho gà uống nước: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng máng cỡ 4,0 lít hoặc 8 lít. Để máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4 cm đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).

2. Cho gà thịt ăn, uống

Lượng nước uống đầy đủ cho gà hàng ngày. Không bao giờ để gà khát nước, máng hết nước. Nếu đàn gà nuôi mà không được uống nước trong 1 ngày thì 2 ngày tiếp theo gà sẽ không tăng trưởng được về khối lượng và sẽ chậm lớn trong 1,5 tháng sau đó. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác nhau tùy theo mùa, nhưng trung bình lượng nước mà đàn gà tiêu thụ hàng ngày gấp đôi lượng thức ăn. Do vậy, căn cứ vào tuổi của gà, lượng thức ăn ăn vào và nhiệt độ môi trường để tính lượng nước cho gà uống, đặc biệt khi pha thuốc tăng sức đề kháng, phòng bệnh, chữa bệnh cho đàn gà.

Thức ăn được cho ăn theo nhu cầu của gà. Cần chia làm nhiều đợt để theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ, tránh để thức ăn dư thừa.

+ Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn

– Theo dõi và ghi chép đầy đủ mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà theo giai đoạn.

+ Xác định nhu cầu dinh dưỡng

– Dựa trên giống gà nuôi, các lứa tuổi khác nhau để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gà theo các giai đoạn cho đúng tiêu chuẩn.

– Ngoài ra chúng ta cần căn cứ vào mùa vụ để xác định nhu cầu protein, năng lượng trao đổi, vitamin và khoáng cho từng loại gà khác nhau.

– Thực tế sản xuất người ta chia thức ăn cho gà thịt được chia làm 3 giai đoạn như sau:

+ Khẩu phần thức ăn khởi động cho gà 1 – 21 ngày tuổi

+ Khẩu phần thức ăn tăng trưởng cho gà 22 – 35 (hoặc 42) ngày tuổi

+ Khẩu phần thức ăn vỗ béo sau 36 ngày tuổi đến xuất chuồng.

VI. Chăm sóc gà

1. Theo dõi tình trạng sức khoẻ đàn gà

– Đối với gà nuôi thịt: Đầu tuần thứ 5 chỉ thả gà 2 giờ/ ngày cho gà tập làm quen. sau đó đuổi gà vào chuồng, nhũng buổi sau tăng dần thời gian thả từ 30 phút đến 1 giờ, như vậy sau khoảng 10 ngày là thả gà tự do. Trước khi mở cửa, gà đã được cho ăn, uống khá đầy đủ, đặc biệt, nước uống có pha kháng sinh, vitamin.

– Hàng ngày quan sát đàn gà, phát hiện những biểu hiện không bình thường để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà

– Giai đoạn úm hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7 – 10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thường xuyên.

– Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên vệ sinh sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng hoặc vôi bột 15 ngày/ lần. Phòng bệnh cho gà theo đúng lịch.

– Định kỳ xới đảo, bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo độ dày cần thiết và làm cho chất độn chuồng luôn khô, tơi xốp

– Thường xuyên kiểm tra chất độn chuồng nếu bị ướt phải hốt ra ngoài và bổ sung chất độn chuồng mới.

– Máng ăn hàng ngày phải vệ sinh bằng cách dùng khăn lau sạch trước khi đổ thức ăn, tiêu độc máng ăn 1 lần/tuần.

– Máng uống hàng ngày phải cọ rửa và sát trùng.

– Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi 1 lần/tuần trong trường hợp khu vực không có dịch bệnh và 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh.

– Hàng ngày phải thay thuốc sát trùng trong khay để trước cửa ra vào chuồng nuôi.

– Thường xuyên dãy cỏ xung quanh chuồng nuôi, hàng tuần phải phun thuốc sát trùng tiêu độc



VI. Phòng bệnh:

Có nhiều bệnh trên gà, nhưng tập trung các bệnh sau:
Bệnh phải phòng nhiễm Vacxin phải dùng Loại vacxin Cách pha, sử dụng Vị trí, đường cho vacxin Tuổi dùng vacxin
Niucatxơn




(dịch tả) Lasota hoặc V4 Nhược độc đông khô 100 liều/lọ +30ml nước cất Nhỏ vào mắt, nũi cho gà 3-7 ngày tuôi (lần 1)
Niucatxơn Lasota hoặc V4 Nhược độc đông khô 100 liều/lọ +1lít nước cất Cho gà uống trong ngày 18-20 ngày tuổi (lần 2)
Niucatxơn hệ 1 (H1) Nhược độc đông khô 100 liều/lọ +30ml nước cất Tiêm dưới da cánh: 0,2ml/gà 35-40 ngày tuổi (lần 3)
Bệnh Gumboro Gumboro (dùng 1 trong 3 loại: D78, Bur 706, Medivac GumboroB) Nhược độc đông khô 100 liều/lọ + 30ml nước cất Nhỏ mũi, miệng gà, 2-3 giọt/con 1-3 ngày tuổi (lần 1)
Bệnh Gumboro 1 trong 3 loại vacxin: D78, Bur 706, Medivac-Gumboro B Nhược độc đông khô 100 liều/lọ + 11 lít nước cất Cho gà uống trong ngày 14-15 ngày tuổi (lần 2)
Bệnh đậu gà Vacxin đậu gà Nhược độc đông khô 100 liều/lọ + 1ml nước cất Lấy ngòi bút sạch, luộc vô trùng, chấm vào vacxin rồi rạch nhẹ 2 lần dưới cánh gà 14-15 ngày tuổi (chỉ dùng 1 lần)
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) Vacxin IB (chủng H120) Nhược độc đông khô 100 liều/lọ + 30ml nước cất Nhỏ mũi, miệng cho gà: 2-3 giọt/con 1-2 ngày tuổi (lần 1)
Vacxin IB (chủng H52) Nhược độc đông khô 100 liều/lọ +1 lít nước cất Cho gà uống trong ngày 28-30 ngày tuổi (lần 2)
Bệnh tụ huyết trùng Vacxin THT gia cầm Vacxin chết keo phèn 50ml/lọ Tiêm cho gà: 02ml/gà (đùi, lườn gà) 40 ngày tuổi (chỉ tiêm 1 lần)

Nguồn : sưu tầm internet

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Kỹ thuật trồng cây cam Vinh








Mô tả giống

* Tên: Cam có tên khoa học là Citrus × sinensis. Cây Cam ở Trung tâm bán hiện nay là Cam ghép nên chỉ sau 4 năm trồng là bắt đầu có quả.

* Giá trị sử dụng: Cam Vinh là một đặc sản lâu đời của Miền trung xứ nghệ, với vị thơm, ngọt đặc trưng được ưa chuộng. Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể, có tác dụng giải độc, lợi tiểu …

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân (Tháng 2 – 4) hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. – Mật độ: Mật độ trồng nên trồng 4 x 5 m. – Đào hố: kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.

* Bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K 2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

*Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.

*Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II… Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo). Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

*Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

* Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sun g 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.



3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

– Sâu vẽ bùa: . Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 – tháng 10. Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000 phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm). Khi xuất hiện sâu thì dùng 1 trong 2 loại thuốc trên nhưng + dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Ph un ướt hết mặt lá.

– Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng thành (Xén tóc, phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non, Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

– Nhện đỏ: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.

– Bệnh loét cam quýt và bệnh sẹo: Phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000. – Bệnh chảy gôm : Dùng thuốc boocđô 1-2% để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Ngoài ra có thể dùng Aliette hoặc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.

– Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng) Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non, rất phổ biến ở Đông Nam á. Triệu chứng thường thấy là cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi, vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

– Bệnh Tristeza: Bệnh phá hại là gốc cây, làm cho toàn bộ lá trên cây đều bị vàng, giống như bệnh chảy gôm nhưng lá cây chỉ bị vàng và không biến dạng. Gốc có thể bị những vết lõm, vỏ bị nứt. Nếu bóc lớp vỏ ra thấy phần gỗ bên trong bị hoá bẩn (nhìn thấy một đám trắng xôm xốp). Nhìn kỹ thấy những mụn gỗ nhỏ li ti nổi lên đám gỗ hoá bần. Cây chết rất nhanh chỉ trong vòng vài tuần hoặc 1 tháng sau khi thấy vàng lá.



4. Thu hoạch và bảo quản

Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được. – Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.

<iframe src="http://www.nhaccuatui.com/mh/auto/PpCFVEpqui" width="316" height="382" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
Nguồn: http://vuongiongcay.com/ky-thuat-trong-cay-cam-vinh

video 04 inventor cơ bản cho những người mới học